Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Thọ  - TP.Thanh Hóa

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA (1986-2015)

Đăng lúc: 15:48:32 30/06/2023 (GMT+7)
100%

Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nhằm đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. “... Vấn đề lớn nhất hiện nay là sắp xếp lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của nước ta và trong những năm tới, chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đấy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, theo hướng đó nhất thiết phải sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có... đẩy mạnh cải tạo XHCN, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ...”.

 I. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI QUÊ HƯƠNG (1986-1996)
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới toàn diện, nhằm đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. “... Vấn đề lớn nhất hiện nay là sắp xếp lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng, mục tiêu của những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của nước ta và trong những năm tới, chúng ta thực sự lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức đấy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, theo hướng đó nhất thiết phải sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có... đẩy mạnh cải tạo XHCN, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và mở mang dịch vụ...”.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 4 năm 1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10, nêu chủ trương giao đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, tăng cường cơ chế làm chủ của từng hộ sản xuất và các thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà nước.
Năm 1985, kết thúc kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 3, Đảng bộ và nhân dân xã Đông Thọ đã thu được thành tích đáng kể, nhưng cũng không ít khó khăn, yếu kém. Tin tưởng và phấn khởi trước những thành tích đạt được trong năm 1986, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIII và được Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI cũng như các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh ủy soi sáng, dưới sự lãnh đạo của Thị ủy Thị xã Thanh Hóa, Đảng bộ xã Đông Thọ đã tích cực vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ 4 (1986 - 1990) một cách chủ động, sáng tạo mà trước mắt thực hiện ba chương trình kinh tế, đó là: Chương trình lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
1. Thời kỳ 1986 - 1990
Tháng 1 năm 1986, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, (nhiệm kỳ 1986-1988) được tiến hành. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI (nhiệm kỳ 1983-1985), Đại hội đã bầu 11 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ, đồng chí Trần Xuân Thạch được bầu làm Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn làm Phó Bí thư Phụ trách chính quyền, đồng chí Nguyễn Thị Bình làm Ủy viên Ban Thường vụ. Với tinh thần đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, Đảng bộ đề ra nhiệm vụ phấn đấu đẩy mạnh sản xuất, từng bước cải thiện đời sống nhân dân tiếp tục xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đạt đơn vị khá trở lên. Đảng bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ tới là: Phấn đấu đưa năng suất lúa đạt bình quân 55 tạ/ha/năm, đàn lợn từ 1.200 - 1.300 con, đàn trâu bò 150 - 170 con, nuôi và xuất bán 1.000 - 1.200 con lợn, 8 - 10 nghìn con gà công nghiệp, tích cực vận động nhân dân sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương nghiệp theo chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vào tháng 10 năm 1988, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 1988-1991) được tổ chức tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã, có 125 đại biểu tham dự. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết nhiệm kỳ 1986-1988, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới và bầu Ban Chấp hành Đảng bộ. Với tinh thần đoàn kết và trách nhiệm, tự phê bình và phê bình cao, Đại hội đã bầu 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ. Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu đồng chí Trần Xuân Thạch tiếp tục giữ chức danh Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn làm Phó Bí thư phụ trách chính quyền, đồng chí Cao Xuân Trình làm Ủy viên Thường vụ.
Tổng kết nhiệm vụ lãnh đạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXII, Đảng bộ thống nhất đánh giá, dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI cùng với nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ thị xã, Đảng bộ xã Đông Thọ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu mà đại hội đề ra. Kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống nhân dân được ổn định và cải thiện; cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư xây dựng. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đảng ủy đã chỉ đạo, củng cố đội ngũ cán bộ trong Ban chủ nhiệm và các đội sản xuất nhằm tổ chức, điều hành sản xuất nông nghiệp, liên kết với Công ty Giống cây trồng, sản xuất giống cho công ty. Sản lượng lương thực năm 1998 đạt 1.064 tấn. Toàn xã nuôi 1.360 con lợn, bán cho Nhà nước 215 tấn thịt lợn hơi, nộp thuế và làm nghĩa vụ cho Nhà nước 163 tấn thóc.
Đời sống nhân dân từng bước ổn định, một bộ phận lớn cư dân trong xã được cải thiện; tình trạng nợ thuế, nợ sản của Nhà nước giảm đáng kể. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, công thương nghiệp tiếp tục tăng lên cả về diện hộ và hàng hóa; sản xuất kinh doanh từ 120 hộ năm 1986 lên 185 hộ năm 1990, hàng hóa kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng, gạch ngói, đồ mộc dân dụng. Năm 1990, các hộ sản xuất kinh doanh đã nộp 250 triệu tiền thuế cho Nhà nước. An ninh chính trị và trật tự xã hội được đảm bảo, không có trọng án xảy ra. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Trong ba năm 1988, 1989, 1990 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân. Phong trào vận động xây dựng gia đình văn hóa đạt kết quả 63% số hộ trong xã; công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh được quan tâm nên dịch bệnh không xảy ra ở địa phương. Trường Tiểu học và THCS đã huy động được 95 % các cháu trong độ tuổi đến trường (1.250 cháu), chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên.
Công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ chú trọng, năm 1987, Đảng bộ có 11 chi bộ, tổng số đảng viên 176 đồng chí, cơ cấu đội ngũ cán bộ, đảng viên đa số là hưu trí, nghỉ chế độ mất sức, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm của mỗi đảng viên, chi bộ không ngừng được nâng lên trong sinh hoạt, công tác; luôn bám sát tình hình để lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ đạt kết quả.
Vào quý II năm 1987, cuộc bầu cử HĐND các cấp diễn ra, Đảng ủy đã lãnh đạo Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị trong xã, tích cực vận động cử tri đi bỏ phiếu đạt 98%, bầu được 21 vị đại biểu HĐND đảm bảo tiêu chuẩn, cơ cấu. Tại kỳ họp thứ nhất HĐND (khóa XVII), đã bầu ông Cao Xuân Trình làm Chủ tịch, ông Nguyễn Ngọc Hội, bà Nguyễn Thị Bình làm Phó Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND đã tổ chức có hiệu quả mọi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương. Cụ thể là, đã xây dựng Văn phòng làm việc của UBND xã tại số nhà 189 Thành Thái; xây mới trạm y tế, nâng cấp đường Đông Tác, đường Đặng Tiến Đông; tu sửa, mua sắm bàn ghế cho các trường học ở vị trí cũ (khu dân cư nhà máy Z111 hiện nay)...
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo, chính quyền từ xã xuống các xóm, phố được kiện toàn; các cấp ủy Đảng đã chỉ đạo các nội dung hoạt động thiết thực, có sự phối hợp giữa đoàn thể với chính quyền một cách chặt chẽ; đã động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, thực hiện nếp sống văn hóa mới. Năm 1988, đất nước ta gặp nhiều khó khăn do thiên tai và cơ chế chính sách quan liêu bao cấp để lại; mặt khác do khoán 100 bộc lộ nhiều bất cập, HTX và Nhà nước thu qũy, thuế, sản chưa hợp lý với từng khu, ruộng khoán cao nên xã viên không còn hào hứng đầu tư vào sản xuất; tình trạng một số hộ bỏ ruộng hoang, trả lại ruộng cho HTX diễn ra; đời sống nhân dân nói chung, nông dân nói riêng của xã Đông Thọ gặp nhiều khó khăn, 20-25% gia đình thiếu đói. Trước tình hình trên, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xã đã vận động nhân dân tích cực sản xuất không bỏ ruộng hoang, với truyền thống lá lành đùm lá rách, giúp đỡ lẫn nhau, cho nên xã Đông Thọ đã vượt qua những khó khăn, giải quyết nhanh chóng tình trạng thiếu lương thực trong những tháng giáp hạt.
Với những kết quả đã đạt được và các kinh nghiệm đã có, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, đã quyết nghị, phải tập trung lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Trọng tâm của nhiệm kỳ 1988-1991 là phát huy những thành tích đạt được, tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, đồng thời phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phấn đấu Đảng bộ đạt danh hiệu khá.
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII (1988-1991), Đảng bộ đã thống nhất: Trong gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân địa phương đã thu được thắng lợi bước đầu. Từ năm 1989-1990, cơ cấu kinh tế nông nghiệp bắt đầu được thay đổi, tình trạng tự cấp, tự túc cơ bản được khắc phục; bước đầu đã biết sản xuất hàng hóa. Năng suất lúa bình quân trong 3 năm đạt 5,8 tấn/ha. Sản lượng lương thực bình quân mỗi năm đạt 917 tấn. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Đàn trâu bò tăng 45 con so với năm 1987, đàn lợn năm 1990 là 1.750 con, so với năm 1987 tăng 440 con. Nghĩa vụ lương thực, thực phẩm Nhà nước giao đã hoàn thành vượt mức 16% (thuế nông nghiệp giao 120 tấn, thực phẩm giao 18 tấn), các hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng góp đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
 Phong trào thực hiện gia đình văn hóa tiếp tục được đẩy mạnh, 75% số hộ được công nhận gia đình văn hóa, tăng 12 % so với năm 1987.
Trường Trung học cơ sở (đóng tại khu Cán bộ công nhân Z111 hiện nay) được ủy ban xã đầu tư bàn ghế, phòng học; chất lượng dạy và học không ngừng được nâng lên. Thời gian này trường học có 14 lớp, trong đó Tiểu học có 8 lớp, THCS có 6 lớp. Tổng số học sinh bình quân hằng năm 630 em, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97%, thi đậu vào THPT đạt 58%. Trong 3 năm, các trường đều được Phòng Giáo dục, Ủy ban nhân dân Thị xã tặng bằng khen.
An ninh - quốc phòng tiếp tục được giữ vững. Nhất là an ninh chính trị, mặc dù tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhưng cán bộ và nhân dân trong xã vẫn một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Trong 3 năm, công an xã kết hợp với Công an Thị xã Thanh Hóa đã điều tra 115 vụ việc ở địa phương, giải quyết kịp thời những vấn đề của xã hội đặt ra, nên không có trọng án. Hằng năm, đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ, được Thị đội và UBND thị xã tặng giấy khen.
Vào cuối năm 1988, Đảng bộ Đông Thọ có 203 đảng viên, sinh hoạt ở 13 chi bộ, chủ yếu vẫn là đảng viên nghỉ chế độ hưu trí, mất sức chuyển về. Chất lượng đội ngũ đảng viên được nâng lên về trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. Đa số cán bộ, đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức, sinh hoạt đều đặn, trách nhiệm trong công tác được nâng lên, nhân dân trong xã (phường) tin tưởng. Qua phân loại đảng viên và tổ chức Đảng hằng năm, có 92% đảng viên đủ tư cách, 8 chi bộ vững mạnh, không có chi bộ yếu kém.
UBND xã, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ theo quy định, thể hiện rõ là cơ quan quyền lực Nhà nước và cơ quan hành chính ở địa phương. Hội đồng nhân dân đã dân chủ bàn bạc, quyết nghị những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong địa phương. Tích cực động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Đồng thời còn phối hợp với các ngành, đoàn thể, quản lý tốt các công tác xã hội, an ninh - quốc phòng. Năm 1987 - 1989, đã tích cực khai thác các nguồn thu cho ngân sách nên đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trạm y tế, nhà làm việc của UBND xã...
Hoạt động của các đoàn thể được Đảng ủy quan tâm lãnh đạo cả về củng cố tổ chức và nội dung hoạt động, thể hiện:
Mặt trận Tổ quốc xã, do ông Mai Văn Lỡ làm Chủ tịch, ông Lê Hồng Thắm làm Phó Chủ tịch; đã thành lập 13 Ban công tác Mặt trận ở các xóm, phố. Nội dung công tác của mặt trận là chủ trì cuộc vận động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, vận động nhân dân sản xuất kinh doanh, thực hiện xóa đói giảm nghèo...
Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh xã do đồng chí Nguyễn Song Toàn làm quyền Bí thư. Tổ chức đoàn có 462 đoàn viên thanh niên sinh hoạt ở 9 chi đoàn. Trong đó có 8 chi đoàn xóm, phố và 1 chi đoàn nhà trường. Nội dung hoạt động chủ yếu là tập hợp giáo dục đoàn viên thanh niên tích cực lao động sản xuất, sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc, lãnh đạo đội thiếu niên tiền phong. Tổ chức đoàn thời kỳ này luôn luôn được Thị đoàn tặng giấy khen.
 Hội liên hiệp phụ nữ xã do bà Nguyễn Thị Liên làm Chủ tịch. Hội đã tập hợp được hầu hết các chị em phụ nữ vào sinh hoạt ở 13 chi hội trực thuộc. Hội đã tích cực vận động chị em thi đua lao động sản xuất, vận động hội viên thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Tỷ lệ dân số tự nhiên năm 1988 còn 3,1%, so với năm 1986 giảm 1,7%.
Hội nông dân tập thể do ông Lê Văn Bi làm Chủ tịch. Hội thường xuyên phối hợp với Ban chủ nhiệm HTX và các đội sản xuất, động viên hội viên thi đua lao động sản xuất, thực hiện phong trào nông dân sản xuất giỏi, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp. Hằng năm, Hội đều tổng kết phong trào nông dân sản xuất giỏi. Tỷ lệ gia đình nông dân sản xuất giỏi ngày càng tăng. Cụ thể năm 1987 có 65 hộ đến năm 1988 đã lên tới 132hộ.
Hội Cựu chiến binh xã được thành lập năm 1990, do ông Đàm Khắc Hiền làm Chủ tịch, ông Trương Sỹ Bột làm Phó Chủ tịch, bước đầu thu hút được 110 hội viên, sinh hoạt ở 12 Chi hội. Tháng 10 năm 1990, Đại hội lần thứ nhất tiếp tục bầu ông Hiền làm Chủ tịch và ông Bột làm Phó Chủ tịch. Hội đã thực hiện tốt công tác giáo dục hội viên phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, tích cực đấu tranh bảo vệ Đảng, chính quyền bài trừ các tệ nạn xã hội.
2. Thời kỳ 1991-1996
Tháng 12 năm 1991, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 1991-1993) diễn ra tại Hội trường Ủy ban xã, với 135 đại biểu thay mặt cho 286 đảng viên trong Đảng bộ tham dự. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, quyết nghị mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ (nhiệm kỳ 1991-1993), bầu Ban Chấp hành Đảng bộ và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã. Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, diễn ra trong không khí phấn khởi của nhân dân, sau gần 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, đã và đang thu được những thắng lợi bước đầu. Cùng với những kết quả lãnh đạo đã đạt được, trong hơn 2 năm 1989-1990 của địa phương, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.
Với những kinh nghiệm được rút ra trong nhiệm kỳ 1988-1991 và tình hình thực tiễn của địa phương, Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1991-1993, là “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt, phấn đấu trong sản xuất nông nghiệp đạt 32-35 triệu đồng/ha; 300-350 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ công thương nghiệp, thu ngân sách nhà nước 950-1.000 triệu đồng/năm. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị gắn với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể vững mạnh...”. Với tinh thần dân chủ, đoàn kết, đấu tranh tự phê bình và phê bình, Đại hội đã bầu ra 13 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ. Đồng chí Cao Xuân Trình, Nguyễn Ngọc Chấn, Nguyễn Đức Tùng được bầu vào Ban Thường vụ Đảng ủy. Đồng chí Cao Xuân Trình giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn làm Phó Bí thư phụ trách chính quyền, Đồng chí Nguyễn Đức Tùng là Ủy viên Thường vụ trực Đảng ủy.
Tháng 11 năm 1993, Đảng bộ tiến hành Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV, (nhiệm kỳ 1993-1996). Đại hội đã đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV đó là Đảng bộ và nhân dân trong xã có những thuận lợi cơ bản, song cũng không ít những khó khăn, yếu kém. Thuận lợi lớn nhất là đường lối đổi mới đã tạo ra cung cách làm ăn mới, phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, phát huy được mọi tiềm năng của địa phương. Khó khăn lớn nhất thời gian này là sự sụp đổ của Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của nhân dân và ngay cả đảng viên. Song, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Đảng bộ và nhân dân Đông Thọ đã nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, đạt kết quả đáng phấn khởi. Đảng bộ cũng quán triệt sâu sắc Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VII), Chỉ thị 07 của Thường vụ Tỉnh ủy, Quy định 117 của UBND tỉnh Thanh Hóa về giao quyền sử dụng đất cho nông dân. Đảng ủy đã họp bàn chủ trương thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Chỉ thị của Tỉnh ủy, Quy định của UBND tỉnh. Đảng ủy quyết định, giao cho UBND xã chỉ đạo HTX, xây dựng kế hoạch giao đất ruộng cho xã viên, đảm bảo công bằng. Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn, hầu hết diện tích canh tác đã được giao theo đúng quy định của tỉnh. Nhờ có chủ trương giao đất ổn định và lâu dài cho nhân dân, nên chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng được đẩy mạnh, không còn tình trạng để đất hoang như trước đây. Nông dân chủ động đầu tư lao động, vật tư và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa tăng từ 5,8 tấn/ha năm 1990 lên 6,8 tấn/ha năm 1993. Sản lượng lương thực đạt 1.085 tấn, số hộ và diện tích trồng hoa, cây cảnh và rau màu ngày càng nhiều hơn, giá trị sản xuất nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục tăng nhanh; đàn trâu, bò năm 1990 có 175 con tăng lên 200 con năm 1993, đàn lợn năm 1990 có 1.750 con tăng lên 2.000 con. Vào năm 1993, làm nghĩa vụ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước hoàn thành vượt mức 21% về lương thực, 18% về thực phẩm. Đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện rõ rệt, tình trạng nợ thuế và thiếu đói không còn.
Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục được thay đổi, đất đai được nông dân khai thác triệt để, diện tích trồng hoa, cây cảnh và rau màu càng tăng lên, diện tích trồng lúa giảm, song sản lượng lương thực vẫn ổn định, do nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giá trị trên một đơn vị diện tích đạt 42 triệu đồng/ha/năm. Song song với trồng trọt, chăn nuôi, gia súc gia cầm cũng tiếp tục tăng, đàn trâu bò ổn định 180 con, ý thức nuôi trâu bò làm hàng hóa đã được nhiều hộ thực hiện; chăn nuôi lợn tăng nhanh về số lượng so với năm 1993, năm 1996 tăng 210 con. Đàn lợn lai, lợn hướng nạc được nhiều hộ đưa vào chăn nuôi, bình quân mỗi năm xuất bán 120 tấn ra thị trường và làm nghĩa vụ cho Nhà nước.
Cùng với phát triển kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tiếp tục chú trọng lãnh đạo phát triển kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ; tập trung tuyên truyền vận động những hộ, những người có vốn, tay nghề, đầu tư mở mang sản xuất, kinh doanh theo tinh thần các chủ trương, chính sách Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần; UBND xã (phường) tạo điều kiện thuận lợi về vị trí sản xuất kinh doanh cho các hộ. Do đó, năm 1993 so với năm 1990 tăng 210 hộ, nộp thuế cho nhà nước 1,2 tỷ đồng. HTX mua bán thành lập từ năm 1956 chuyển đổi thành HTX Thương mại dịch vụ được duy trì đến hiện nay, phụ trách các thời kỳ là ông Gụ, bà Gấm, ông Đàm, bà Nương. Trong thời kỳ bao cấp, HTX mua bán đã làm tròn nhiệm vụ là người nội trợ cho nhân dân địa phương về đời sống và sản xuất. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, cho nên vào năm 1990 chuyển thành HTX Thương mại, rồi thành HTX cổ phần Thương mại Đông Thọ (đồng chí Nương cho đến nay vẫn đang làm Chủ nhiệm). Hiện có 2.065 cổ phần, mỗi cổ phần 25.000 đồng với 120 xã viên tham gia. Sau chuyển đổi cho đến nay còn 70 xã viên tham gia với 70 cổ phần trị giá 140.000.000 đồng. Tuy hoạt động trong cơ chế thị trường có nhiều khó khăn, song HTX vẫn hoạt động tốt, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và địa phương. Tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp và dịch vụ trong 3 năm 1993 đến 1996 tăng khá, cả về số hộ, mặt hàng và hiệu quả kinh doanh. Số hộ kinh doanh năm 1996 so với năm 1993 tăng 240 hộ, hàng hóa sản xuất kinh doanh chủ yếu là vật liệu xây dựng, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống, doanh số sản xuất kinh doanh đạt hơn 10 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1,5 tỷ.
Trước năm 1992, trường Trung học cơ sở Đông Thọ đóng ở khu vực cán bộ công nhân viên nhà máy Z111 bây giờ. Sau năm 1992 chuyển đổi cho nhà máy Z111 chuyển về vị trí hiện nay. Năm 1993, xây dựng thành trường cao tầng, vẫn gọi là trường Trung học cơ sở. Sau đó tách ra làm 2 trường tiểu học và trường Trung học cơ sở.
Chất lượng dạy và học của các trường ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ học sinh lên lớp là 97,8% đậu tốt nghiệp 95% thi đỗ THPT đạt 64 %, Trường tiểu học, niên học 1992-1993 là trường tiên tiến cấp thành phố.
Từ năm 1993-1996, giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng cở sở vật chất cho cả 3 nhà trường, trường THCS và Tiểu học xây thêm 2 nhà hiệu bộ cho 2 khu trường. Trường Mầm non cũng được xây dựng kiên cố, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng lên, trường THCS và Tiểu học đạt danh hiệu Tiến tiến cấp tỉnh, trường Mầm non đạt danh hiệu Tiến tiến cấp thành phố.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được tiến hành sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, trạm y tế cùng với các vệ sinh viên trong khối phố, xóm thường xuyên kiểm tra đôn đốc thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho các cháu và phụ nữ có thai, tỷ lệ sinh năm 1993 còn 0,3%, không có người sinh con thứ 3, giảm 0,2% so với năm 1990, dịch bệnh không xảy ra trong xã.
Các chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với thương binh - gia đình liệt sỹ, người có công với nước được thực hiện đầy đủ. Hằng năm, vào các dịp ngày lễ, ngày tết, ngày thương binh liệt sỹ... Đảng ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể đều đến động viên tặng quà, thăm hỏi từng gia đình chính sách trong xã.
Công tác thông tin tuyên truyền ngay từ năm 1990 xã đã xây dựng được một hệ thống loa truyền thanh đến tận các xóm, phố. Mỗi tuần, đài Truyền thanh của xã phát 2 buổi về những chủ trương, nhiệm vụ công tác của địa phương, hàng ngày tiếp sóng của đài Tiếng nói Việt Nam, đài truyền thanh của tỉnh, thị xã, góp phần vào việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thông tin tuyên truyền từ năm 1993-1996, ngoài việc phát huy có hiệu quả hệ thống loa truyền thanh, Đảng ủy còn thường xuyên tổ chức nói chuyện thời sự cho cán bộ đảng viên, nhân dân về các chủ trương chính sách mới, về tình hình kinh tế, xã hội trong nước, trong tỉnh làm cho nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Công an xã đã tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền xã lãnh đạo tốt công tác an ninh trật tự; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động sâu rộng đạt kết quả tốt, không có các vụ án nghiêm trọng xảy ra ở địa phương. Trung đội dân quân cơ động, vẫn luôn là lực lượng nòng cốt trong các công tác. Xã đội cùng với công an thường xuyên tuần tra vũ trang, góp phần bảo đảm an ninh trật tự. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”“Phong trào 3 tự quản” được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ. Nhờ đó, an ninh trật tự tiếp tục được đảm bảo, từ năm 1994 được tăng cường công an chính quy, các vụ việc về hình sự giảm 24% so với năm 1993. Trọng án nghiêm trọng không xảy ra, lực lượng công an được nhân dân tin tưởng. Năm 1995-1996, lực lượng công an được công nhận Đơn vị quyết thắng. Công tác quốc phòng đã duy trì trung đội dân quân cơ động, thường xuyên được huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu cao. Công tác tuyển quân trong 3 năm 1994, 1995 và 1996, đều hoàn thành vượt chỉ tiêu trên giao, phường đội được công nhận Đơn vị quyết thắng năm 1996.
Trong thời gian này (1993-1996), năm 1993 Đảng bộ có 16 chi bộ gồm 296 đảng viên. Đến năm 1995, phát triển lên 18 chi bộ với 363 đảng viên. Đảng bộ đã tổ chức quán triệt học tập đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng các cấp; đa số đảng viên giữ vững phẩm chất đạo đức và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, sinh hoạt đều đặn được nhân dân tin tưởng. Ban Chấp hành Đảng bộ tiếp tục tổ chức quán triệt thực hiện Nghị quyết lần thứ III lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) về xây dựng chỉnh đốn Đảng, tăng cường công tác vận động quần chúng thực hiện công cuộc đổi mới. Đảng ủy chỉ đạo các chi bộ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, đồng thời thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện cho đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, do đó chất lượng đảng viên và tổ chức đảng ngày càng được nâng lên. Qua đánh giá chất lượng đảng viên và tổ chức Đảng hằng năm đạt bình quân 96,5% đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 24% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tỷ lệ chi bộ trong sạch vững mạnh tăng theo từ 10 chi bộ năm 1993 lên 16 chi bộ năm 1996, không có chi bộ yếu kém, 77% chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. Sau nhiều năm phấn đấu, năm 1994, lần đầu tiên Đảng bộ được công nhận trong sạch vững mạnh. Cũng trong nhiệm kỳ này (1993 - 1996) đã kiểm tra được 16/18 chi bộ, phát hiện xử lý 8 đảng viên vi phạm kỷ luật bằng các hình thức: Khai trừ ra khỏi Đảng 2, cảnh cáo 2 và khiển trách 4 đồng chí.
Đảng ủy thường xuyên quan tâm xây dựng chính quyền nhằm không ngừng nâng cao vai trò của HĐND-UBND. Việc lựa chọn ứng cử, đề cử đại biểu bầu vào HĐND và UBND, thể hiện đầy đủ tính dân chủ, công khai, đúng pháp luật quy định. Hoạt động của HĐND-UBND tiếp tục được đổi mới. UBND đã bám sát nghị quyết của HĐND phường để cụ thể hóa thành chương trình hành động, hằng qúy, hằng năm. Đội ngũ cán bộ phường và trưởng phố đã nên cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã do đồng chí Cao Văn Bắc làm Bí thư, được Đảng ủy, UBND xã quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện để đoàn thanh niên hoạt động tốt. Đã kiện toàn, củng cố được các chi đoàn và có nhiều hoạt động thiết thực, tập hợp được số đông thanh niên ở các xóm vào sinh hoạt. Tổ chức cho thanh niên - thiếu niên vui chơi bổ ích được thị đoàn khen.
Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh hoạt động có chiều sâu, vận động hội viên thực hiện các phong trào thi đua do xã và các hội phát động. Sau một thời gian dài hoạt động dựa vào HTX nông nghiệp, vai trò của tổ chức Hội Nông dân chưa thật rõ nét, sau này, khi có nghị quyết Trung ương khóa VII về vấn đề đổi mới nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Chỉ thị 07 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy - Quy định 117 của UBND tỉnh về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, Ban Chấp hành Đảng bộ đã chỉ đạo củng cố xây dựng tổ chức Hội nông dân, đổi mới nội dung hoạt động đáp ứng với nhu cầu phát triển nông thôn, nông nghiệp. Thông qua đại hội, Ban Chấp hành Hội được kiện toàn, ông Đàm Khắc Hiền được bầu làm Chủ tịch, các chi hội theo đơn vị xóm cũng được kiện toàn, từ đó Hội đã tích cực động viên thi đua lao động sản xuất, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế.
 Từ năm 1993-1996, ông Nguyễn Huy Mỹ làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận đã tích cực đổi mới nội dung hoạt động theo tinh thần đoàn kết toàn dân, đã phối hợp với các tổ chức thành viên, vận động nhân dân ủng hộ Cu Ba được 143 triệu đồng, xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ 18,5 triệu đồng và vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện phong trào ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo...
Công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh tre nứa lá bước đầu được triển khai thực hiện. Từ năm 1993-1996, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã quyên góp xây dựng được 9 nhà tình nghĩa, tạo điều kiện cho hơn 100 hộ nghèo vay vốn xóa đói giảm nghèo. Chính sách đối với người có công, thương binh, bệnh binh gia đình liệt sỹ được thực hiện tốt.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa được phát động thường xuyên. Năm 1996 có 74% gia đình đạt gia đình văn hóa, 12/15 đơn vị phố Khai trương xây dựng đơn vị văn hóa, năm 1999 phố Đội Cung I được công nhận danh hiệu “Đơn vị Văn hóa” cấp thành phố.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tiếp tục được đổi mới nội dung hoạt động, thường xuyên động viên đoàn viên hội viên thi đua lao động sản xuất, giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống; tích cực xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư và xây dựng gia đình, hội viên trở thành gia đình văn hóa. Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh 3 năm liền được công nhận đơn vị tiên tiến cấp thành phố, Đoàn thanh niên và Hội nông dân được công nhận đơn vị khá.
Trong nhiệm kỳ này, một vinh dự lớn đến với nhân dân Đông Thọ, ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, thuộc thành phố Thanh Hóa. Ngày 11 tháng 6 năm 1999, Chủ tịch nước ký Quyết định số 203 KT/CTN phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho nhân dân phường Đông Thọ.
Từ năm 1991 - 1996, nhân dân Đông Thọ tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, trọng tâm là đổi mới cơ cấu kinh tế, phát triển theo hướng tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ và nông nghiệp; làm tốt công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Những thắng lợi nêu trên, trong 10 năm đổi mới (1986 - 1996), đã tạo tiền đề để nhân dân Đông Thọ chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa quê hương.
1. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế
Sau 10 năm tiến hành đổi mới giành được những thắng lợi toàn diện, làm thay đổi gương mặt phố phường, đã tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới bước sang giai đoạn phát triển cao hơn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2010, Đảng bộ Đông Thọ đã tiến hành 3 nhiệm kỳ Đại hội (từ nhiệm kỳ lần thứ XXVI đến XXVIII). Thực hiện các Nghị quyết Đại hội, phường Đông Thọ đã thu được những thành tựu to lớn:
Từ năm 1996 - 2000, kinh tế trong phường tiếp tục phát triển và đạt được kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi về cơ cấu kinh tế, phân bố lại lao động cũng như dân cư trên địa bàn, theo hướng đô thị hóa. Các thành phần kinh tế có bước phát triển toàn diện.
Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ phát triển, tăng 35 hộ so với năm 1996, đưa tổng số hộ sản xuất kinh doanh lên 388 hộ, (trong đó có 7 doanh nghiệp ngoài quốc doanh); doanh thu hằng năm đạt 10,5 tỷ đồng. Một số ngành nghề có lợi thế và phù hợp với nhu cầu phục vụ cho xây dựng và đời sống của nhân dân tiếp tục phát triển, như sản xuất đá ốp lát, mộc dân dụng, cơ khí, vật liệu xây dựng, vận tải... Nhờ đó, mà thu hút thêm lực lượng lao động, giải quyết việc làm cho nhân dân trong phường.
Tuy gặp nhiều khó khăn về thời tiết, rét đậm kéo dài, lũ lụt nhưng hằng năm bà con nông dân trong phường, đều gieo trồng hết diện tích. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, chính quyền cùng nhiều biện pháp, như hỗ trợ vốn, giống và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cho nên năng suất lúa đạt 7,3 tấn/ha, (năm 1996), lên 9,8 tấn/ha, (năm 1999); sản lượng lương thực từ 955 tấn (năm 1996) lên 1.300 tấn (năm 2000), tăng 136%. Diện tích trồng hoa, cây cảnh và rau màu vẫn ổn định đạt 15 ha, giá trị gấp nhiều lần trồng lúa, đạt 45 triệu đồng/ha/năm.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, đàn lợn từ 1.300 con (năm 1996) lên 1.780 con (năm 1999), đàn vịt thời vụ vẫn giữ được từ 8.000 - 10.000 con mỗi năm. Xu hướng nuôi gà công nghiệp, lợn hướng nạc, bò Laixin được phát triển.
Thu ngân sách trong bốn năm (1996 - 1999) đạt 4,8 tỷ đồng, nếu tính phần thu ủy quyền, hỗ trợ của cấp trên và phần thu của phường, mỗi năm đạt 200 triệu đồng. Tháng 4 năm 1999, Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đã lãnh đạo tốt cuộc Bầu cử đại biểu HĐND các cấp, HĐND khóa XVIII (nhiệm kỳ 1999 - 2004) gồm 21 đại biểu, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn được bầu làm Chủ tịch. UBND phường nhiệm kỳ này đã khai thác mọi nguồn thu, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mạnh dạn cấp đất thu tiền cho những hộ dân muốn cư trú ở Đông Thọ để tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đô thị, làm thay đổi bộ mặt của phố phường đẹp hơn, thuận lợi hơn cho việc giao lưu, sinh hoạt.Những công trình tiêu biểu như: Trường trung học cơ sở và tiểu học 2 tầng, Bia tưởng niệm liệt sỹ; nhựa hóa các tuyến đường giao thông: Đường Ỷ Lan, đường Thọ Hạc, Trần Xuân Soạn... được khánh thành trong thời kỳ này là nhờ có chủ trương trên. Nguồn thu ngân sách do vậy đã đảm bảo cho việc chi trả lương, các hoạt động trong phường, một phần còn lại đầu tư cho xây dựng cơ bản, như công sở làm việc, nhà hiệu bộ của 2 trường trung học và tiểu học, lát vỉa hè đường 1A, (đoạn qua địa phận của phường) và nâng cấp, mở rộng một số phố khác. Nhờ kinh tế phát triển, lao động được bố trí lại một cách hợp lý, phát triển các ngành nghề trong phường, nên thu nhập của nhân dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Số hộ có nhà kiên cố và cao tầng tăng, các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền được nhân dân mua sắm ngày càng nhiều, diện hộ nghèo trong phường giảm đáng kể.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2000 - 2005), nhân dân phường Đông Thọ đã khắc phục những khó khăn, phát huy thuận lợi, thu được thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung phát triển dịch vụ, thương mại, tiểu thủ công nghiệp; giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 15,7%. Tổng giá trị sản xuất năm 2000 đạt 184.912 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 591.637 triệu đồng. Sản xuất kinh doanh phát triển, giá trị sản xuất kinh doanh bình quân tăng hằng năm 16,1%. Đến năm 2005, trên địa bàn có 414 cơ sở sản xuất kinh doanh tăng 58% cơ sở so với Nghị quyết đề ra. Ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất vật liệu xây dựng, đá ốp lát, mộc dân dụng, dịch vụ ăn uống, giải trí, nhà hàng, khách sạn...
Điểm đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp trong 5 năm (2000-2005) là: Đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung vào việc trồng hoa, cây cảnh, rau màu có giá trị kinh tế cao. Tổng giá trị sản xuất bình quân hằng năm đạt 32 triệu đồng/ha vượt 7 triệu đồng so với nghị quyết đề ra; đàn lợn có 1.950 con, đàn trâu bò 150 con. Thu ngân sách 5 năm đạt 9,025 tỷ đồng, hoàn thành nhiệm vụ giao và nộp thuế cho Nhà nước theo kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước từ 7% đến 10%. Chi ngân sách đúng chính sách, đảm bảo chi thường xuyên và có tích lũy để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở phường.
Trong quản lý đô thị, xây dựng cơ bản được Đảng ủy rất quan tâm, tình hình lấn chiếm đất đai, lòng lề đường được hạn chế. Đến năm 2005, đã có 2.800/4.480 hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong 5 năm, Nhà nước đã thu hồi 85 ha đất trên địa bàn phường để thực hiện các dự án: Khu đô thị Đông Bắc Ga, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, Khu đô thị Nam Cầu Hạc, Khu đô thị Bắc Cầu Hạc, Đường tránh 1A, Bệnh viện Hợp Lực, Bệnh viện Đường Sắt, Khu tái định cư,... Công tác giải phóng mặt bằng được Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị tập trung lãnh đạo thực hiện tốt; việc đền bù giải phóng mặt bằng được công khai, thực hiện đúng chế độ của Nhà nước; đa số nhân dân tin tưởng nhận tiền đền bù, bàn giao đất đúng thời gian cho nhà đầu tư thực hiện dự án, ý thức xây dựng đô thị trong nhân dân được nâng lên. Trong 5 năm, phường và nhân dân đã đầu tư 3,02 tỷ đồng (trong đó, nhân dân đóng góp 614,4 triệu đồng) xây dựng khu nhà Hiệu bộ cho trường Tiểu học, THCS; nâng cấp và hoàn chỉnh các đoạn đường: Lương Định Của, Đào Duy Anh, Đặng Tiến Đông, Thọ Hạc và Trần Xuân Soạn, lát gạch bờ lốc đường Bà Triệu, Đội Cung.
Từ năm 2005 - 2010, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010),Kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giá trị sản xuất kinh doanh tăng bình quân 17%. Thu nhập bình quân đầu người 18 triệu đồng/năm. Cơ cấu có sự chuyển dịch đúng hướng, năm 2005: thương mại, dịch vụ chiếm 71,3%, công nghiệp, thủ công nghiệp 26,7%, nông, thủy sản chỉ còn 2%; năm 2010: thương mại, dịch vụ 73%, công nghiệp, thủ công nghiệp 26%, nông nghiệp 1%. Lĩnh vực thương mại dịch vụ được nhân dân đầu tư phát triển mạnh cả về quy mô và mạng lưới ngành nghề, một số ngành nghề phát triển mạnh là kinh doanh vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ. Đến năm 2010, toàn phường có 225 doanh nghiệp, 642 hộ kinh doanh, tiêu biểu là: Tổng công ty cổ phần Hợp Lực, Công ty Ánh Dương, Minh Quang, In Đông Á, phân bón Thiên Nông, Tiến Nông, Công ty đá Việt Hung...
Trên lĩnh vực nông nghiệp: Trồng trọt và chăn nuôi phát triển theo hướng tăng dần về giá trị kinh tế, diện tích trồng lúa chỉ còn 48 ha, năng suất lúa đạt gần 10 tấn/ha. Đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi nhỏ lẻ, giảm về số lượng nhưng số hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và quy mô lớn nên chất lượng tăng, xuất hiện nhiều mô hình VAC có hiệu quả. Diện tích trồng hoa, cây cảnh ổn định 15 ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 45 triệu đồng/ha/năm.
Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 23,6 tỷ đồng, tăng 26,2% so với nhiệm kỳ 2000-2005; chi ngân sách 22,6 tỷ đồng, chủ yếu chi cho xây dựng cơ bản, bảo đảm chi thường xuyên các chế độ chính sách và hoạt động của hệ thống chính trị.
Công tác quản lý đô thị, xây dựng cơ bản được quan tâm, đi vào nền nếp, trong 5 năm (2005 - 2010), UBND phường và UBND thành phố đã cải tạo, nâng cấp 5 km đường nhựa và bê tông, như đường Thọ Hạc, đường Trần Xuân Soạn, đường Đông Tác, ... Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà bán trú cho trường tiểu học; mua sắm, sửa chữa bàn ghế và các phòng học cho các nhà trường, trạm xá phường, trụ sở làm việc của công an phường,... với số vốn ngân sách 12,05 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 2,59 tỷ đồng. Hoàn thành đúng tiến độ giải phóng mặt bằng bàn giao cho các dự án gồm 64,19 ha đất có liên quan đến 800 hộ dân phải kiểm kê đền bù GPMB, như: Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, lô B+C Bắc Cầu Hạc và một số dự án khác của tỉnh và thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thi công các tuyến đường thoát nước tại đường Đặng Tiến Đông, Thọ Hạc, Trần Xuân Soạn, Lý Nhân Tông, các tuyến đường thuộc phố Đội Cung 1, Đội Cung 2... Đến năm 2010, đã có thêm 931 hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong toàn phường chỉ còn trên 500 hộ chưa được cấp.
Từ năm 2010 - 2015, trên cơ sở tình hình chính trị - xã hội ổn định, kinh tế của phường Đông Thọ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện trong sự phát triển tích cực của các ngành nghề: Vận tải, vật liệu xây dựng, gỗ công nghiệp, mộc dân dụng, may mặc, cơ khí sửa chữa, bánh kẹo, nhà hàng, nhà nghỉ, viễn thông... sản xuất nông nghiệp tuy có giảm về diện tích (diện tích gieo trồng giảm từ 48ha xuống còn 25ha), song năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng đạt 416 tấn/năm. Đặc biệt việc trồng các loại hoa cao cấp, cây cảnh, trồng hoa sen kết hợp nuôi cá đem lại giá trị kinh tế cao. Kinh tế phát triển được thể hiện rõ nét và hiệu quả ở chỗ thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh; nếu như ở giai đoạn 2005 - 2010 mới đạt 18 triệu đồng/người/năm, thì sang 2010 - 2015 đã đạt đến mức hơn 40 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách 5 năm tăng từ 23,6 tỷ (2005 - 2010) lên 32,875 tỷ đồng (2010 - 2015) đạt 139%.
Trên cơ sở đó và sự quan tâm đầu tư của thành phố Thanh Hóa, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư nâng cấp như: Đường Đông Tác, Thành Thái, Lý Nhân Tông, Đặng Tiến Đông, Dương Đình Nghệ kéo dài, hệ thống chiếu sáng đường Thọ Hạc, xây dựng mới nhà tiếp dân. Phường đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa một số hạng mục, như: Trạm y tế, trường tiểu học, THCS, mầm non A + B, nâng cấp 4,3km đường... Với tổng mức đầu tư 7,8 tỷ đồng từ ngân sách và huy động dân đóng góp 1,5 tỷ đồng, gương mặt đô thị của phường ngày thêm rạng rỡ, khang trang, trật tự đô thị đi vào nền nếp.
Có thể nói, từ năm 1996 đến năm 2015, dưới sự lãnh đạo sát sao của Đảng ủy, chính quyền, sự nỗ lực của các đoàn thể chính trị và nhân dân trong phường, kinh tế phát triển và có bước tăng trưởng mạnh mẽ; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu. Những thành tựu đó được nhân dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền phường, tạo tiền đề để phát triển văn hóa - xã hội.
2. Phát triển văn hóa - xã hội
Từ năm 1996-2000, giáo dục tiếp tục có nhiều tiến bộ cả về số lượng, chất lượng, tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98-99%, đậu tốt nghiệp 71-99%. Số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi tăng hơn các thời kỳ trước, cả 3 nhà trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đều đạt danh hiệu Tiên tiến
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa tiếp tục được thực hiện tốt, trong 4 năm đã có 2.377 lượt gia đình đạt “Gia đình văn hóa”, 683 gia đình đạt “Gia đình ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Việc cưới, việc tang không còn tình trạng ăn uống linh đình. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và kế hoạch hóa gia đình tiếp tục được coi trọng, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 0,8%; công tác vệ sinh môi trường được duy trì nên dịch bệnh không xảy ra trên địa bàn phường.
Các chính sách xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công với cách mạng; công tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, bằng nhiều biện pháp như: Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn ngân hàng, mặt trận và các đoàn thể tích cực hoạt động giúp đỡ hộ nghèo, cho nên năm 1996 có 80 hộ nghèo, đến năm 1999 chỉ còn 49 hộ, giảm 31 hộ.
An ninh - quốc phòng tiếp tục được giữ vững, trật tự xã hội tuy còn các vụ việc xảy ra, song không có trọng án trên địa bàn. Lực lượng công an làm tốt chức năng, nhiệm vụ, tham mưu cho Đảng, chính quyền và trực tiếp đấu tranh với các đối tượng, được công an thành phố công nhận là Đơn vị quyết thắng. Thực hiện tốt chỉ tiêu giao quân hằng năm, trung đội dân quân cơ động thường xuyên được huấn luyện và giáo dục, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, công tác cao, đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Từ năm 2000 đến năm 2010,công tác giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo sát sao, phường đã đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy và học cho các trường trong phường. Chất lượng dạy và học của các trường được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lên lớp, đậu tốt nghiệp đạt 98 - 99%, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và thành phố tăng; trường Trung học cở sở được công nhận hoàn thành phổ cập, trường Tiểu học được công nhận trường Chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Trong 5 năm, trường Tiểu học và THCS được công nhận trường tiên tiến cấp tỉnh, trường Mầm non được công nhận tiên tiến cấp thành phố. Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, góp phần từng bước thực hiện xã hội hóa giáo dục và nâng cao dân trí cho nhân dân.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân không ngừng được quan tâm, thực hiện tốt các chương trình y tế Quốc gia quy định; trong 5 năm (2005 - 2010) không để xảy ra dịch bệnh; Trạm Y tế đã khám điều trị bệnh cho hơn 10 ngàn lượt người, phối hợp với Ban dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em, cùng Hội phụ nữ làm tốt công tác KHHGĐ, tỷ lệ phát triển dân số 0,63%, giảm 0,17%.
Hoạt động văn hóa - thể dục thể thao và thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh thêm một bước. Toàn phường có 20 phố và cơ quan văn hóa, bình quân hằng năm qua bình xét có 75% gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”, 46% gia đình được công nhận “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nướcvà các nhiệm vụ chính trị của địa phương duy trì thường xuyên, đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn.Thực hiện tốt cácchính sách xã hội như: Xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện... Trong 5 năm, nhân dân trong phường đã góp được 40 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo, xây dựng 8 nhà Đại đoàn kết, phường dành ngân sách 120 triệu đồng thăm hỏi động viên gia đình chính sách.
Công tác quốc phòng - an ninh được Đảng ủy, chính quyền thường xuyên chăm lo xây dựng, gồm lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên; tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự; an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo không để xảy ra trọng án. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được quan tâm lãnh đạo, trong 5 năm, bắt 146 đối tuợng gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, mua bán, sử dụng ma túy...
Từ năm 2005-2010, Đảng ủy, chính quyền phường, ưu tiên giành nguồn kinh phí cho việc nâng cấp, sửa chữa, mua sắm đồ dùng phục vụ cho dạy và học, xây dựng nhà bán trú cho trường tiểu học giá trị 800 triệu đồng, 1.005 các cháu trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ học sinh lên lớp hằng năm 98%. Số học sinh giỏi, giáo viên giỏi của trường Tiểu học, Trung học cơ sở, tiếp tục tăng lên. Phường đã hoàn thành phổ cập THCS, trường tiểu học đạt trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I. Công tác thông tin tuyên truyền thường xuyên quan tâm nên đã góp phần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến chính sách, pháp luật cho nhân dân.
Phong trào xây dựng phố, cơ quan văn hóa tiếp tục được phát triển sâu rộng. Trong 5 năm (2005-2010), có thêm 8 phố được công nhận văn hóa, đưa tổng số phố văn hóa trong toàn phường lên 9 phố. Bình quân hằng năm đạt 82% gia đình văn hóa, đến nay 8 phố đã có nhà văn hóa. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được triển khai thực hiện, bước đầu đạt kết quả, 100% số đơn vị, hộ gia đình cam kết thực hiện cuộc vận động, đã có chuyển biến rõ nét trong sinh hoạt, ăn ở, đi lại. Chùa Long Nhương (Đông Tác) được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh. Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng với Đoàn thanh niên phường, đã tổ chức một đội văn nghệ biểu diễn, ca hát khi phường, phố có sự kiện lớn. Tỷ lệ gia đình đạt gia đình thể thao là 40%; các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền thường xuyên tổ chức thi đấu với các đơn vị bạn. Câu lạc bộ bóng đá năm 2006 đạt vô địch các câu lạc bộ bóng đá của thành phố và đạt giải 3 giải bóng đá cúp HaLiĐa.
 Phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn được nhân dân đồng tình ủng hộ. Năm 2009, Đảng ủy phát động nhân dân giúp đỡ, ủng hộ người nghèo, xây dựng nhà ở và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, số tiền thu được 112,3 triệu đồng để giúp đỡ các hộ nghèo trong phường. Đến năm 2010, có 173 hộ nghèo, so với năm 2005 giảm 120 hộ, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 3% (theo tiêu chí mới).
Từ năm 2010 - 2015, là những năm có nhiều sự kiện lớn, quan trọng diễn ra trong phường cũng như toàn xã hội, do vậy công tác văn hóa - xã hội hoạt động tích cực sôi nổi. Ngoài tuyên truyền, giáo dục trên hệ thống loa truyền thanh, phường còn dùng hệ thống Pa nô, áp phích, băng zôn,... tuyên truyền sôi nổi, thu hút sự chú ý của nhân dân quan tâm theo dõi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980-2015), 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2015), 50 năm chiến thắng Hàm Rồng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2015), 210 năm đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa và công bố quyết định đô thị loại I và đón nhận Huân chương độc lập hạng Nhất, kỷ niệm 20 năm thành lập phường và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”. Trong 5 năm qua, thêm 8 phố được công nhận đơn vị văn hóa, nâng tổng số phố văn hóa lên 17/20 phố, 20/20 phố có nhà văn hóa (thêm 13 phố) đạt 100%.
Sự nghiệp giáo dục - y tế tiếp tục phát triển, 4 nhà trường giữ vững và nâng cao chất lượng dạy và học, được công nhận trường tiên tiến cấp tỉnh, cấp thành phố, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nguồn kinh phí đầu tư cho việc sửa chữa, nâng cấp, trang thiết bị cho các trường học đạt 4,2 tỷ đồng. Công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được đảm bảo; công tác y tế dự phòng, y tế cơ sở, dân số kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm... luôn được quan tâm và thực hiện tốt theo quy định. Phường được sở y tế công nhận đạt chuẩn Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020.
Phường Đông Thọ luôn được thực hiện đúng, tốt các chính sách xã hội. Tổ chức thăm hỏi động viên các gia đình, cá nhân người có công, các gia đình khó khăn số tiền 70,5 triệu đồng và chi trả kịp thời, đúng đối tượng trợ cấp hằng tháng, lương gần 10 tỷ đồng. Giới thiệu việc làm cho 4.219 lao động, trong đó 69% lao động và qua đào tạo, xuất khẩu 42 lao động; giảm nghèo bền vững được 3% (từ 173 hộ xuống 159 hộ).
Với những thành tích trên đã góp phần tích cực vào việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng “Đô thị văn minh, công dân thân thiện”, phường Đông Thọ được công nhận đạt chuẩn văn minh đô thị (năm 2014). Lớn hơn cả và lâu bền là nhận thức và hành động về nếp sống văn minh đô thị của cán bộ, đảng viên, nhân dân lao động được nâng lên một bước cao hơn.
Ban chỉ huy Quân sự phường đã tham mưu tốt cho Đảng, chính quyền về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng ở địa phương; tổ chức tốt các đợt huấn luyện quân sự hằng năm theo quy định của cấp trên; duy trì nghiêm túc chế độ trực, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gọi thanh niên nhập ngũ. An ninh chính trị được tiếp tục giữ vững, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được đẩy mạnh. Đồng thời, thực hiện tốt Chỉ thị số 10 và Đề án 375 của UBND tỉnh về xây dựng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự, tăng cường tuần tra canh gác nên các vụ án nghiêm trọng không xảy ra trên địa bàn, số vụ việc vi phạm Luật hình sự giảm. Trong 5 năm xảy ra 405 vụ, công an đã điều tra làm rõ và giải quyết 342 vụ, đạt 84%.
Có thể nói, trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2015, cùng với sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác văn hóa - giáo dục được phát triển mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an ninh - quốc phòng ổn định và giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Có được thành tựu trên là do Đảng bộ không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị trong phường ngày càng vững mạnh toàn diện.
3. Xây dựng Đảng - chính quyền vững mạnh toàn diện
- Công tác xây dựng Đảng bộ
Trong thời gian từ năm 1996 đến năm 2015, Đảng bộ phường Đông Thọ đã tổ chức 4 nhiệm kỳ Đại hội:
Tháng 10 năm 1996, Đảng bộ tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 1996-2000), Đại hội có nhiệm vụ Tổng kết việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVI, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng lãnh đạo nhiệm kỳ 1996 - 2000, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI. Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ, đồng chí Cao Xuân Trình được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn giữ chức Phó Bí thư phụ trách chính quyền, đồng chí Nguyễn Ngọc Hội, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, đồng chí Lê Hữu Độ được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ. Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 1996 - 2000 là: “Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phấn đấu xây dựng phường giàu mạnh văn minh”. Đại hội cũng nêu rõ một số nhiệm vụ trọng tâm là “Phát triển kinh tế theo hướng thương nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 10 triệu đồng/năm vào năm 2000”. Báo cáo Chính trị tại Đại hội nêu rõ, nhiệm kỳ 1996 - 2000 là những năm cuối của thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, đó là địa phương mới chuyển từ xã lên phường, cơ sở hạ tầng đô thị còn chưa đảm bảo, cơ cấu kinh tế mới bắt đầu được chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nên còn nhỏ bé, phân tán; đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, nên năng lực lãnh đạo và khả năng điều hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ còn hạn chế; trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của một số cán bộ, nhân dân chưa theo kịp trước sự chuyển đổi của cơ chế thị trường cũng như sự phát triển của đô thị.
Song, quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 1996 - 2000 cũng có những thuận lợi cơ bản là: Phường Đông Thọ vừa được Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”, đó là niềm cổ vũ động viên để nhân dân trong phường phấn khởi, tự hào vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6 đã đem lại sự chuyển biến tích cực về nhận thức tư tưởng và đời sống văn hóa - xã hội trong nhân dân, đồng thời được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy - UBND thành phố nên kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ XXVII đề ra cơ bản hoàn thành.
Vào tháng 9 năm 2000, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2000-2005) theo tinh thần Chỉ thị số 54 CT/TW của Bộ chính trị. Đại hội diễn ra tại Hội trường UBND phường, có 150 đại biểu tham dự. Đại hội bầu 15 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ, đồng chí Cao Xuân Trình làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Chấn được tái cử làm Phó Bí thư Phụ trách chính quyền, các đồng chí Đặng Sỹ Hòa, Nguyễn Ngọc Hội, Nguyễn Thanh Bình tái cử vào Ban Thường vụ Đảng ủy.
Đại hội khẳng định: “Tiếp tục ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới trọng tâm là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, làm cho phường ngày càng giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng bộ ngày càng vững mạnh”. Mục tiêu chủ yếu, phấn đấu hằng năm có từ 400 đến 500 hộ sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công thương nghiệp; trong nông nghiệp, năng suất lúa đạt 10 tấn/ha/năm; giá trị ngành trồng trọt bình quân đạt 42-45 triệu đồng/ha/năm, nuôi từ 1.600 đến 1.800 con lợn, duy trì đàn bò hiện có...
Ngày 9 tháng 9 năm 2005, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXVIII, (nhiệm kỳ 2005-2010), với tinh thần đổi mới, dân chủ, đoàn kết. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ (nhiệm kỳ 2005 - 2010) gồm 15 đồng chí, đồng chí Lê Anh Nga làm Bí thư Đảng ủy, Ngô Tất Thắng được Ban Chấp hành bầu làm Phó Bí thư Phụ trách chính quyền, đồng chí Nguyễn Trọng Thiện được bầu làm Thường vụ Trực Đảng. Sau một thời gian lãnh đạo, do yêu cầu công tác, tháng 6 năm 2008, đồng chí Lê Anh Nga được Thành ủy luân chuyển làm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố. Thực hiện thí điểm mô hình nhất thể hóa chức danh chủ chốt phường, xã, Thành ủy Quyết định đồng chí Ngô Tất Thắng làm Bí thư Đảng ủy - kiêm Chủ tịch UBND phường; luân chuyển và chỉ định đồng chí Lê Văn Thuận - Phó Trưởng phòng Tư pháp Thành phố làm Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Hữu Đại - chuyên viên UBKT Thành ủy được chỉ định làm ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và giới thiệu bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND phường. Thời gian này, đồng chí Nguyễn Trọng Thiện vừa làm Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Chủ tịch UB MTTQ.
Báo cáo trình Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX (nhiệm kỳ 2005-2010) được Đại hội thông qua, Đại hội thống nhất phương hướng chung cho 5 năm tới là: “Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Tăng cường quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị; giữ vững an ninh chính trị - trật tự xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, xây dựng phường giàu đẹp, văn minh”
Đại hội xác định mục tiêu chủ yếu của thời kỳ 2005-2010 là: “Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp với tỷ trọng: 53%-45%-2%; Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt 18-20%/năm; Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 20 triệu đồng/năm; Thu ngân sách hàng năm tăng 10% so với dự toán thành phố giao; Huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 20 tỷ đồng trong 5 năm; giảm hộ nghèo dưới 4%; Giữ vững tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,6%; Phấn đấu trên 70% phố văn hóa cấp thành phố, 20% được công nhận phố văn hóa cấp tỉnh, 80% gia đình đạt gia đình văn hóa; Phấn đấu 80 % chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh”.
Ngày 6, 7 tháng 5 năm 2010, Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX, (nhiệm kỳ 2010-2015) được tổ chức tại Hội trường Thành ủy, gồm 204 đại biểu chính thức, đại diện cho 906 đảng viên, trong đó có 191 đại biểu được bầu từ 24 chi bộ và 13 đại biểu đương nhiên là các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành (nhiệm kỳ 2005-2010). Đại hội có nhiệm vụ tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí và bầu 11 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX. Ban Chấp hành đã bầu 5 đồng chí vào Ban Thường vụ, đồng chí Ngô Tất Thắng(1) được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Trọng Thiện làm Phó Bí thư, các đồng chí Nguyễn Hữu Đại, Lê Viết Vinh, Nguyễn Xuân Sinh được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc tự phê bình và phê bình, Đại hội đã đánh giá đúng mức những kết quả đã đạt được và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong 5 năm 2005 - 2010 là: “Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2005 - 2010 trong tình hình chính trị - xã hội ổn định. Tinh thần đoàn kết thống nhất trong hệ thống chính trị và trong nội bộ nhân dân được nâng cao, kinh tế tiếp tục phát triển, an ninh - quốc phòng được giữ vững. Đội ngũ cán bộ từng bước được chuẩn hóa. Đảng, Nhà nước tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với lòng dân và phù hợp với tình hình đổi mới, đã tạo điều kiện cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIX đề ra. Tuy nhiên, là một phường lớn của thành phố cả về dân số và địa giới hành chính, trên địa bàn phường lại có nhiều dự án phát triển KT-XH, thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp, đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Song, được sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy, UBND thành phố, đặc biệt là tinh thần đoàn kết, cố gắng của cán bộ, nhân dân trong phường nên những nhiệm vụ đề ra đã được triển khai chỉ đạo thực hiện cơ bản hoàn thành”.
Trong 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ phường Đông Thọ, Đảng bộ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt nhằm phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của phường, xây dựng Đảng bộ không ngừng vững mạnh về mọi mặt, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết mà các Đại hội đề ra. Cụ thể là:
Trong nhiệm kỳ từ năm 1996 đến năm 2000: Đảng viên tăng nhanh đầu nhiệm kỳ, từ 363 đồng chí tăng lên 469 đồng chí, sinh hoạt tại 18 chi bộ. Đảng ủy tiếp tục chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 5, Trung ương 6 (lần 1, 2) về Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, nên tư tưởng cán bộ đảng viên được nâng lên, nội bộ đoàn kết thống nhất, đa số được nhân dân tin tưởng. Qua phân loại tỷ lệ, đảng viên loại 1 và chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tăng (năm 1996 loại 1 đạt 83%, loại 2 có 11,8%, loại 3 có 0,2%, đến năm 1999 đảng viên loại 1 là 94,4%, loại 2 là 2,55% loại 3 còn 0,2%). Năm 1996 có 55,5% chi bộ Trong sạch vững mạnh, năm 1999 đạt 72,22%, không có chi bộ yếu kém. Trong 3 năm (từ năm 1997 đến năm 1999) Đảng bộ đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh.
Chính quyền và các đoàn thể trong phường tiếp tục được củng cố. HĐND, UBND cơ bản phát huy được trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định. Các đoàn thể có nhiều chuyển biến tích cực, đã thu hút đa số đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt trong tổ chức chính trị của phường; động viên cán bộ, hội viên thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ (nhiệm kỳ 1996-2000). Các tổ chức mặt trận, phụ nữ, cựu chiến binh, hội người cao tuổi có nhiều hoạt động tích cực hơn.
Nhiệm kỳ 2000 - 2005: Đảng bộ đã tổ chức học tập đầy đủ các nghị quyết chủ trương chính sách của Đảng, đặc biệt là công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần thứ 2) và đợt sinh hoạt học tập Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đến 2005, Đảng bộ có 661 đảng viên tăng 165 đảng viên, năm 2000 có 83% đảng viên loại 1, 72% chi bộ trong sạch vững mạnh đến năm 2004, có 98% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, 76% chi bộ trong sạch vững mạnh, 5 năm kết nạp 19 đảng viên vượt 9 đảng viên so với nghị quyết. Hoạt động của HĐND tiếp tục phát huy tốt chức năng nhiệm vụ theo quy định, chất lượng các kỳ họp và công tác giám sát của HĐND được nâng lên rõ rệt, quản lý điều hành của UBND có nhiều chuyển biến tiến bộ, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể từng bước cải cách hành chính, thực hành dân chủ rộng rãi, với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Hiệu lực quản lý điều hành của UBND có nhiều tiến bộ, đội ngũ cán bộ ủy ban và cán bộ phố được nâng lên về trình độ, trách nhiệm công tác nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể được Đảng ủy chú trọng. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có nhiều tiến bộ, thường xuyên chăm lo xây dựng các tổ chức hội, đổi mới phương thức hoạt động, tích cực vận động đoàn viên, hội viên tham gia các phong trào của địa phương như đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo... 5 năm liền MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị được công nhận vững mạnh
Nhiệm kỳ 2005 - 2010:Đảng ủy đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức; quán triệt, học tập đầy đủ các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy cấp trên. Đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, do vậy tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đa số được nâng lên, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH.Công tác kiểm tra, giám sát được Đảng ủy chú trọng, hằng năm đều xây dựng kế hoạch kiểm tra cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng, chấp hành Điều lệ Đảng để phát hiện những thiếu sót, qua đó để uốn nắn, xử lý kịp thời. Do vậy đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ đa số đều giữ vững được phẩm chất đạo đức.Trong công tác tổ chức cán bộ, Đảng ủy đã giải thể 1 chi bộ, thành lập 3 chi bộ mới, đưa tổng số chi bộ trong Đảng bộ lên 25 chi bộ. Chỉ đạo các kỳ Đại hội nhiệm kỳ của các chi bộ, đã xây dựng được đội ngũ cấp ủy có trình độ, năng lực và trách nhiệm trong công tác, cho nên 4 năm liên tục không có chi bộ yếu kém, tỷ lệ chi bộ trong sạch vững mạnh tăng lên, năm 2005 đạt 75%, năm 2009 đạt 85%, Đảng bộ 4 năm liền đạt trong sạch vững mạnh.
Hoạt động của HĐND có nhiều cố gắng, từng bước nâng cao chất lượng, các kỳ họp đã cải tiến công tác tiếp xúc cử tri. Trong các kỳ họp, các đại biểu HĐND đã thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, quyết định những vấn đề phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân và đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đảng ủy luôn coi trọng công tác chỉ đạo UBND, trong tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong địa phương. Do vậy, các nhiệm vụ đề ra cơ bản đã hoàn thành, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức thuộc UBND đa số có phẩm chất đạo đức, có tinh thần đổi mới tác phong làm việc, hết lòng phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. UBND phường đã triển khai thực hiện tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII và bầu cử Trưởng phố nhiệm kỳ 2007-2009 theo Luật định.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động xây dựng phố, làng, cơ quan và gia đình văn hóa, vận động xây dựng quỹ vì người nghèo...
Trong nhiệm kỳ 2005-2010, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết, đổi mới và được sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy, UBND thành phố, nhất là sự phấn đấu của cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, tổ chức thực hiện của chính quyền, các ngành, đoàn thể, những nhiệm vụ Đại hội Đảng lần thứ XXIX (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã cơ bản hoàn thành, kinh tế tiếp tục được nâng lên, quốc phòng - an ninh bảo đảm, Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể 4 năm đều được đạt trong sạch vững mạnh.
Nhiệm kỳ 2010 - 2015(1) được kế thừa những thành tựu tốt đẹp, những kinh nghiệm và chủ trương đúng đắn của những nhiệm kỳ trước để lại, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo toàn phường, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIX.
Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ luôn quán triệt trong nhận thức và hành động về vai trò, vị trí quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng. Thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Đảng ủy đã ban hành 13 nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa những vấn đề trọng tâm, chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XXIX đề ra, triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ đạt hiệu quả cao.
Trong nhiệm kỳ, Đảng bộ đã phát triển thêm 9 chi bộ đưa tổng số chi bộ trực thuộc đến 32 chi bộ, kết nạp được 44 quần chúng ưu tú vào Đảng, cử 1 đồng chí đi học đại học, 11 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị. Việc sinh hoạt chi bộ đều đặn đúng định kỳ thành nền nếp, nội dung sinh hoạt được cải tiến, thiết thực gắn với nhiệm vụ đảng viên. Một đặc điểm rất quan trọng của Đảng bộ trong nhiệm kỳ này là công tác cán bộ luôn có sự biến động ở cương vị chủ chốt. Sau Đại hội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 (tháng 5 năm 2010), tháng 3 năm 2011 đồng chí Ngô Tất Thắng Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND phường được điều động về công tác tại Thành ủy, đồng chí Lê Văn Tùng được luân chuyển về thay thế, đến tháng 10 năm 2013, đồng chí Lê Văn Tùng được điều động về đảm nhiệm Chánh văn phòng Thành ủy và luân chuyển đồng chí Lê Anh Tuấn - Chánh văn phòng Thành ủy về thay thế. Tuy có những khó khăn nhất định, song sự đoàn kết, thống nhất và năng lực lãnh đạo tốt đã làm cho mọi sự hoạt động ổn định và phát triển. Các chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tăng cao (trên 85%), Đảng bộ 5 năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh, trong đó 3 năm đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
Ngày 5 và 6 tháng 4 năm 2015, tại hội trường nhà khách Nhà máy Z111 đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Đông Thọ lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, gồm 150 đại biểu, đại diện cho 1.350 đảng viên thuộc 32 chi bộ trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã khẳng định những thành tựu đạt được trong nhiệm kỳ qua hết sức to lớn và vai trò lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ, tiếp tục đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển bền vững của phường trong giai đoạn tiếp theo. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng chí, trong đó có 12 đồng chí tái cử, đảm bảo tính kế thừa và phát triển ổn định của Đảng bộ. Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ (khóa XXX) lần thứ nhất đã bầu Ban Thường vụ gồm 5 đồng chí, đồng chí Lê Anh Tuấn được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Thị Thúy Quyên và đồng chí Nguyễn Trọng Thiện được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy; đồng chí Nguyễn Xuân Sinh và Đỗ Xuân Thủy làm Ủy viên Ban Thường vụ. Đại hội đã bầu 9 đại biểu chính thức cùng 1 đại biểu đương nhiên đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX.
Có thể nói, trong suốt thời kỳ đổi mới, với tư tưởng chỉ đạo: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là then chốt, Đảng bộ phường Đông Thọ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm cho phường Đông Thọ ngày một giàu mạnh, khang trang, đô thị văn minh, công dân thân thiện; đời sống nhân dân thực sự no ấm, hạnh phúc vững bền.


(1). Tháng 3 năm 2011, đồng chí Ngô Tất Thắng được điều động lên làm Phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, đồng chí Lê Văn Tùng - thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy và giới thiệu bầu Chủ tịch UBND phường Đông Thọ.
(1). Tư liệu của nội dung này được dẫn từ Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ phường khóa XXIX, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ phường lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
372
Hôm qua:
326
Tuần này:
1307
Tháng này:
698
Tất cả:
282096

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289